Vừa qua mình có dịp tham quan nhà máy ở Chu Hải, Trung Quốc của hãng máy lạnh lớn nhất thế giới Gree. Theo thống kê từ Nikkei, thương hiệu này chiếm đến 21,9% thị phần máy lạnh dân dụng trên toàn cầu vào năm 2017. Đó là chưa kể đến việc OEM cho rất nhiều thương hiệu máy lạnh khác, trong đó có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.
14 nhà máy, 74 viện nghiên cứu, 1 tỷ USD/năm cho nghiên cứu
Đến năm 2017 theo thống kê của Nikkei thì hãng này đã chiếm đến 21,9% thị phần máy lạnh dân dụng toàn cầu và cũng dẫn đầu trong mảng máy lạnh chuyên dụng dành cho các công trình. Tại Việt Nam thì dĩ nhiên cái tên Gree còn khá mới mẻ, tuy vậy họ cũng đã lọt vào top 5 các hãng máy lạnh doanh số cao nhất hiện nay. Không ít thương hiệu Nhật được yêu thích tại Việt Nam cũng được OEM bởi Gree.
Ông Tạ Đông Ba - Phó Chủ tịch phụ trách thị trường hải ngoại của Gree
Điểm tạo sự khác biệt của Gree chính là họ sở hữu đầy đủ các quy trình từ nghiên cứu phát triển - sản xuất - bán hàng - hậu mãi; để đảm bảo chất lượng đến người dùng cuối. Quan trọng không kém chính là hãng này sở hữu toàn bộ công nghệ để sản xuất máy nén, chi tiết được xem là trái tim của bất kỳ một hệ thống máy lạnh nào. Gree sở hữu 42.419 bản quyền công nghệ, trong đó có 18.911 bằng sáng chế, xếp thứ 7 toàn Trung Quốc và số 1 ở mảng điện gia dụng.
Gree tại Trung Quốc cũng được biết đến với chính sách "không giới hạn chi phí đầu tư để đáp ứng thị trường". Hãng hiện đang sở hữu 74 viện nghiên cứ, 929 phòng thí nghiệm, 2 viện hàng lâm, 2 viện nghiên cứu trọng điểm quốc gia, 1 trung tâm nghiên cứu công nghệ doanh nhiệp, 1 trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ sư robot và hơn 12.000 kỹ sư làm việc. Trong năm 2018, chi phí đầu tư vào công nghệ của Gree vào khoảng 1 tỷ USD.
Dải sản phẩm của Gree của rất phong phú với các sản phẩm máy lạnh 1 chiều, 2 chiều, máy lạnh treo tường, máy lạnh đứng,... Trái với lầm tưởng của nhiều người về thương hiệu Trung Quốc, giá các dòng máy lạnh cao cấp của Gree rất đắt tiền và tích hợp nhiều công nghệ độc đáo như điều khiển bằng giọng nói, AI,... nhưng tạm thời họ chỉ bán nội địa.
Diện tích 1 triệu m2, sử dụng robot trong sản xuất
Nhà máy mà mình tham quan ở Chu Hải có thể xem là nhà máy lớn nhất trong số 14 nhà máy của Gree, với diện tích 1 triệu m2. Đây là khu phức hợp bao gồm cả trung tâm R&D, nhà máy sản xuất, nhà kho và ký túc xá cho công nhân.
Bên cạnh đó cũng có phòng giới thiệu về lịch sử dụng công ty, vì đây là nơi mà Gree thường mời các đối tác đến để giới thiệu về dây chuyền sản xuất của họ. Theo mình biết thì quản lý của các siêu thị điện máy lớn của Việt Nam cũng đến đây kiểm tra chất lượng mới quyết định nhập sản phẩm của Gree về bán. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng tham quan nhà máy này.
Đây là các chứng nhận về tiết kiệm điện của sản phẩm Gree phải vượt qua của từng thị trường khác nhau, trong đó gồm cả Mỹ, Châu Âu, Đức,...
Gree cho biết họ nắm hoàn toàn công nghệ để tự sản xuất máy nén, đây có thể xem là linh kiện đóng vai trò như trái tim của các hệ thống máy lạnh dân dụng lẫn thương mại. Hiện tại thì công nghệ nổi bật nhất của Gree là G10 Inverter, cho phép máy nén có thể biến tần và hoạt động ở tần số 1 Hz, đồng nghĩa với giảm điện năng tiêu thụ của máy lạnh chỉ ngang với một bóng đèn 45 W.
Nhà máy của Gree có thể sản xuất máy nén với đầy đủ kích thước, phục vụ cho dân dụng hoặc thương mại tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Trên thực tế thì khá nhiều thương hiệu máy lạnh Việt Nam về bản chất cũng là máy lạnh gia công rồi dán logo lên mà thôi.
Ngoài ra thì Gree cũng sản xuất được tất cả các linh kiện khác trong máy lạnh, chẳng hạn như chip điều khiển, vỏ máy, tụ điện,...
Bên cạnh các sản phẩm dân dụng thì Gree cũng là một trong những hãng sản xuất máy lạnh thương mại dành cho các công trình, nổi bật có thể kể đến các sân vận động dành cho Olympic Brazil 2010, World Cup 2018 tại Nga và rất nhiều công trình khác ở Trung Quốc.
Như mình đã nói từ đầu, máy nén là linh kiện được xem là trái tim của máy lạnh và đòi hỏi độ chính rất cao trong việc sản xuất. Chính vì vậy mà tất cả đây chuyền sản xuất linh kiện máy nén trong nhà máy Gree đều sử dụng máy móc, và những chiếc máy cũng do chính họ phát triển.
Từ phải sang trái quá quá trình biến đổi từ một phần kim loại nguyên khối được CNC trở thành bộ phận cánh quạt ly tâm của máy nén (đây là loại kích thước lớn dành cho máy thương mại).
Lõi xoắn của máy nén được đang được máy xử lý, chụp xuyên quá lớp kính theo dõi bên ngoài.
Và đây là thành quả, với các chi tiết có độ hoàn thiện rất cao.
Nhân viên ở đây thì chỉ có nhiệm vụ bấm nút, còn lại để máy móc xử lý.
Các linh kiện sau đó được ráp lại với nhau tạo thành máy nén dành cho máy lạnh dân dụng hoặc máy chiller dành cho các hệ thống máy lạnh thương mại. Đây là dây chuyền bán tự động, với vai trò của công nhân nhiều hơn.
Tương tự như dây chuyền sản xuất linh kiện của máy nén, khu vực dập khuông - sản xuất vỏ máy lạnh của Gree cũng được tự động hoá hoàn toàn.
Các hệ thống máy dập khuông ở khu vực này đến từ Chin Fong và Seyi.
Riêng cánh tay robot thì do Gree tự sản xuất. Tất cả các giai đoạn đòi hỏi độ chính xác cao đều được sử dụng bằng máy móc.
Công nhân chỉ đóng vai trò là sắp xếp các linh kiện thành phẩm.
Sau đó họ sẽ đặt lên chiếc xe tự động này và các linh kiện sẽ được chuyển đến nơi lắp ráp máy lạnh.
Nhà máy ở Chu Hải là nhà máy lớn nhất của Gree, nhưng về cơ bản thì đây cũng là nhà máy lâu đời nhất nên dây chuyền lắp ráp máy lạnh vẫn chưa tự động hoá nhiều như một số nhà máy sau này.
Các bộ phận được công nhân ráp bằng tay để tạo thành một chiếc máy lạnh hoàn chỉnh.
Công nhận sẽ quay lại phía sau để lấy linh kiện và ráp ở phía trước. Đại diện của hãng nói với mình rằng đây là phương pháp cũ, và họ đang sẽ đưa linh kiện ra phía trước để thuận tiện hơn cho công nhân thao tác.
Xong mỗi giai đoạn đều có công nhân kiểm tra chất lượng trước khi chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Thành phẩm sẽ được kiểm tra lại một lần nữa trước khi xuất xưởng.
Bên cạnh dây chuyền sản xuất máy lạnh dân dụng, nhà máy ở Chu Hải cũng đảm nhiệm luôn sản xuất máy lạnh thương mại cho công trình.
Tất cả các sản phẩm đều được lưu lại thông tin trước khi xuất xưởng đến tay khách hàng.
Việc đóng gói được đảm nhiệm bởi robot do Gree phát triển. Thực tế thì ở khu vực này mình cũng thấy khá nhiều máy lạnh đến từ những thương hiệu Nhật Bản được sản xuất sử dụng chính dây chuyền của Gree.
Thành phẩm sau đó sẽ được đưa lên xe tải và chuyển đến nhà kho của Gree, trong thời gian chờ phân phối đến tay người tiêu dùng. Gree cho biết tổng công suất 14 nhà máy của hãng trên toàn cầu hiện nay là 60 triệu máy lạnh dân dụng và 5,5 triệu máy lạnh thương mại mỗi năm, con số rất ấn tượng.
Sau chuyến tham quan này thì mình đã có cái nhìn rất khác về Gree ở mảng điện lạnh, cũng như cách mà Huawei, Oppo hay Xiaomi đã thay đổi quan điểm về điện thoại Trung Quốc đối với rất nhiều người. Gree đã cho thấy rằng họ đủ khả năng để mang lại những sản phẩm chất lượng, với không chỉ nắm giữ dây chuyền sản xuất mà còn cả những công nghệ để làm ra chúng.
Thật ra nói cho cùng thì vấn đề của sản phẩm Trung Quốc không hẳn nằm ở chất lượng, mà nằm ở chính người dùng chọn hàng cao cấp đắt tiền hay hàng giá rẻ chất lượng kém mà thôi.